Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện.

Xem tiếp...

Bài thuyết trình về chủ đề "Trung thực"

Thứ tư - 31/07/2019 23:37
Ban biên tập website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng bạn đọc bài thuyết trình chủ đề "Trung thực" của em Lê Thị Huyền Trâm - 7C tại Lễ chào cờ lần thứ 24 năm học 2018-2019
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng biết đến câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. Chỉ vì những lời nói dối của mình với mọi người nhằm vui đùa nên khi cậu bị đàn sói tấn công thật thì không ai đến cứu. Và có lẽ đó là một bài học không bao giờ quên với bé ấy: Bài học về lòng trung thực.
      Vậy, trung thực là gì?  Trung thực là một đức tính tốt đẹp của mỗi người. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải ; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
      Trung thực là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta. Đức tính tốt đẹp ấy được thể hiện rất rõ trong cuộc sống hàng ngày. Với học sinh, trung thực là không quay cóp trong giờ kiểm tra, làm bài với đúng khả năng của mình. Khi bị điểm kém, hay lỡ làm điều gì không phải thì thẳng thắn nói ra, nhận lỗi với thầy cô, cha mẹ. Với mọi người, khi đi làm việc nếu trung thực thì vượt qua tất cả những nỗi sợ hãi hay sự ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân của mình để tôn trọng lẽ phải, biết chấp nhận những kỉ luật của các cấp tổ chức cao hơn khi mình làm sai. Hay như đơn giản hơn là ở ngoài chợ, người bán trả lại thừa tiền cho ta thì ta luôn trả lại số tiền thừa ra đó. Còn trong kinh doanh thì trung thực lại được thể hiện ra ở chỗ người làm kinh doanh đem lại cho khách hàng của mình những sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, nâng giá lên một cách bất hợp pháp.
      Có thể thấy, trung thực là một đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là người có đức tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mọi người. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức do ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó và thầy cô cũng như bạn bè có thể tư vấn giúp ta cách học tôt hơn. Tính trung thực còn giúp ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có đức tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao, góp phần  làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
      Bên cạnh đó, còn có một số biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án. Đơn giản như cậu bé trong truyện “cậu bé chăn cừu”, vì nói dối mọi người quá nhiều lần nên khi  bị đàn sói tấn công thật thì không ai đến cứu. Bởi cậu đã gây mất lòng tin với mọi người. Nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử  của một sô học sinh hiện nay, đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học nhà trường và xã hội. Hay thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng…. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, để ưu tiên cho một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, thì hành vi không trung thực vẫn có thể  được mọi người đồng tình chấp nhận : ví dụ như bác sĩ nói với bệnh nhân về bệnh tình của họ hay một chiến sĩ cách mạng khi rơi vào tay địch...
      Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Lòng trung thực dường như không đem lại cho chúng ta sự giàu có và quyền lực ngay lập tức, nhưng nó mang đến cho chúng ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Vì vậy, mỗi người cần có những hành động, việc làm cụ thể của riêng của mình, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ cho đến việc lớn để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè, không ngừng học tập tốt Năm điều Bác Hồ dạy "Khiêm tốn, thật thà, dùng cảm".

Tác giả bài viết: Lê Thị Huyền Trâm - 7C

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập234
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm226
  • Hôm nay59,226
  • Tháng hiện tại1,643,898
  • Tổng lượt truy cập42,215,971
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây