Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Bài thuyết trình "Bảo vệ hòa bình"

Thứ tư - 31/07/2019 23:27
Ban biên tập website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng bạn đọc bài thuyết trình “Bảo vệ hòa bình” của em Phạm Thị Thanh Danh - 9E tại Lễ chào cờ lần thứ 15 năm học 2018-2019
Như chúng ta đã biết chiến tranh thế giới đã đi qua  từ rất lâu nhưng hậu quả của nó vẫn còn kéo dài, dai dẳng, nặng nề với bao đau thương, chết chóc, bệnh tật… Do đó nhân loại luôn muốn đặt ra mục tiêu ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình vì một cuộc sống yên bình và hạnh phúc của mọi người. Để giúp mọi người hiểu được chiến tranh và hòa bình. Và vì sao lại phải bảo vệ hòa bình, trách nhiệm và hành động của mỗi người,  mỗi quốc gia phải như thế nào?
      Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao,...).
      Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm khoảng 10 triệu người chết. Còn cuộc chiến tranh lần thứ 2 thảm họa hơn nhiều, có tới hơn 50 triệu người chết. Từ năm 1900 đến năm 2000, các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới đã làm hơn 2 triệu trẻ em bị chết, hơn 6 triệu trẻ em bị thương tích, tàn phế, 20 triệu trẻ em phải bơ vơ do mất nhà cửa… Có thể thấy chiến tranh là thảm họa vô cùng tàn khốc gây ra cho con người bao nhiêu mất mát, chết chóc, nghèo nàn, bất hạnh…
Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Trong xã hội có nhiều chính Đảng, hòa bình cũng được mô tả bởi mối quan hệ giữa các Đảng phái trong sự tôn trọng lẫn nhau và theo công lý. Nhìn chung hòa bình thường không liên tục, luôn bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh.
      Hòa bình chính là khát vọng của mỗi người trên thế giới, nó cho chúng ta một cuộc sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc… Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trong, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. Bảo vệ hòa bình là gìn giữ cuộc sống bình yên; dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xẩy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
      Ngày nay, các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Ý thức bảo về hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người.
      Ở Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ IX đã viết “… Trong một vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của các quốc gia, dân tộc…”
      Trong Lời nói đầu Hiến chương Liên hợp quốc đã “…Bày tỏ lòng mong muốn cùng chung sống hòa bình trên tinh thần láng giềng thân thiện, cùng nhau góp sức để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thừa nhận những nguyên tắc và xác định những phương pháp bảo đảm không dùng vũ lực, sử dụng cơ chế Quốc tế để thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc, …”
      Việt Nam - Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và phải chịu đựng quá nhiều đau thương, mất mát của các cuộc chiến tranh gay go, ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới.
      Để bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
      Để bảo vệ hòa bình, các nhà lãnh đạo và nhân dân trên toàn thế giới đã tiến hành nhiều hoạt động như: mít tinh, biểu tình, tuần hành phản đối chiến tranh xâm lược,…
      Tôi và các bạn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải làm gì để bảo vệ hòa bình. Theo tôi, trước hết chúng ta phải biết lắng nghe người khác. Biết thừa nhận những điểm mạnh của họ, học hỏi những điều hay, tôn trọng các qui định của lớp mình, của lớp khác, của Đoàn, Đội và của nhà trường. Tuyệt đối không dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân; không bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình. Không phân biệt đối xử giữa các bạn nam nữ trong lớp, với các lớp khác và cả trường. Chúng ta cùng nhau làm được như thế thì chắc chắn ngôi trường Hoàng Xuân Hãn sẽ là nơi yên bình, vui tươi cho mỗi chúng ta học tập tốt hơn.

1cc15 2018

Tác giả bài viết: Phạm Thị Thanh Danh - 9E

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 2.6 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay42,514
  • Tháng hiện tại1,455,385
  • Tổng lượt truy cập39,926,532
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây