Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Bài thuyết trình về tính trung thực

Thứ tư - 31/07/2019 22:59
Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 3 đầy ý nghĩa. Tháng 3! Tháng thanh niên, tháng của tuổi trẻ, của biết bao khát khao hoài bão...
Hòa trong mạch chảy tự nhiên ấy, mỗi chúng ta cũng đang hướng về những lí tưởng sống cao đẹp để cùng hòa nhịp với giai điệu tháng 3.
      Em  là Nguyễn Mai Lan, đến từ lớp 7D, xin gửi tới quý thầy cô và các bạn một vài suy nghĩ về khát vọng sống đẹp của tuổi trẻ qua lời bàn: Tính trung thực trong học tập.     
      Kính thưa quý thầy cô và các bạn!
      Cuộc sống muôn màu, để nó thật sự có ý nghĩa, in dấu trong trái tim mọi người thì cần nhiều yếu tố. Bên cạnh lòng vị tha, đức hi sinh, lòng dũng cảm… thì lòng trung thực là một phẩm chất tốt đẹp mà con người cần rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình.
      Vậy thế nào là trung thực? Nó có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi con người? Cần rèn luyện như thế nào để trở thành người trung thực? Với mỗi học sinh chúng ta việc rèn luyện tính trung thực trong học tập cần thiết ra sao?
      Trung thực là ngay thẳng, thật thà. Người trung thực luôn được mọi người tôn trọng; Trung thực giúp bản thân con người tự đánh giá đúng về mình từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
      Trong học tập, trung thực biểu hiện ở thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức cầu thị, khi kiểm tra, thi cử không quay cóp chép bài của bạn, không có các hành vi gian lận nhằm mục đích vì điểm số.
      Là học sinh nếu có tính trung thực bản thân sẽ biết chủ động, tích cực, tự giác trong học tập. Biết trung thực chúng ta sẽ tự đánh giá đúng năng lực của bản thân để tìm ra cho mình phương pháp học tập phù hợp, biết “ học thầy”, “học bạn” để tự hoàn thiện bản thân. Người trung thực sẽ luôn  được thầy yêu bạn mến.    
      Đức tính trung thực đáng quý như thế, nhưng đáng tiếc trong môi trường học đường của chúng ta đây đó vẫn còn những biểu hiện thiếu trung thực. Đó là hiện tượng chép bài kiểm tra của bạn, quay cóp khi thi cử, kiểm tra hoặc đơn giản là tìm lí do biện hộ cho bản thân khi chưa học bài cũ, chưa soạn bài…Từ những việc nhỏ như vậy lâu dần sẽ thành thói quen, khiến bản thân thụ động, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, mất hết tính sáng tạo của cá nhân. Thiếu trung thực trong học tập là tiền đề , là gốc rễ hình thành nhiều thói xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Trung thực không tự nhiên mà có, mà đó là kết quả  của quá trình rèn luyện lâu dài. Muốn trở thành người trung thực, được mọi người yêu mến, tôn trọng, khi đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải rèn luyện thói quen này trong học tập. Hãy tự xây dựng cho bản thân mình ý thức học tập nghiêm túc;  học bài , chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Hãy tự mình chiếm lĩnh tri thức, nếu gặp khó khăn phải chủ động nhờ thầy cô, bạn bè tư vấn, giúp đỡ… có như vậy chúng ta mới tự bước đi được trên đôi chân của chính mình,  sẽ vững vàng trong mọi hoàn cảnh.
      Trung thực là một đức tính quý báu của con người. Nhiều người trung thực chắc chắn XH sẽ tốt đẹp, văn minh. Để hướng đến mục đích cao đẹp ấy, ngay từ bây giờ bạn, tôi và tất cả chúng ta hãy rèn cho mình thói quen trung thực từ những việc nhỏ nhất! Chúc các bạn thành công!

Tác giả bài viết: Nguyễn Mai Lan - 7D

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập412
  • Hôm nay58,008
  • Tháng hiện tại1,470,879
  • Tổng lượt truy cập39,942,026
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây