Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Bài thuyết trình về tính tự chủ

Thứ tư - 31/07/2019 23:11
... Tự chủ là tự làm chủ bản thân. Người tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh bản thân...
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Có lẽ, điều làm nên những thành tựu của nền văn minh của nhân loại ngày nay chính là khả năng tư duy và tinh thần tự chủ. Nhờ có tính tự chủ mà con người đã tồn tại, đã tiến hóa, đã sáng tạo ra biết bao điều để cuộc sống tốt hơn lên.
      Tự chủ là tự làm chủ bản thân. Người tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh bản thân.
      Trong một bài văn chúng ta được học, có hình ảnh một người mẹ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy cam đảm lên, thế giới này là của con”. Đó vừa là những lời yêu thương của mẹ vừa là lời nhắn gửi rằng: Sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ là rất cần thiết nhưng sự tự lập, tự chủ của mỗi chúng ta mới là yếu tố quyết định sự trưởng thành. “Cầm tay con dắt” chính là sự bao bọc, chăm sóc của cha mẹ trên những bước đường đời đầu tiên của con nhưng rồi đến ngưỡng cửa nào đó của cuộc đời, sự dìu dắt đó sẽ phải được thay thế bằng những bước chân con tự đi, là sự “buông tay” để con được tự do, tự chủ. Và, rất tự nhiên, tính tự chủ trở thành một phẩm chất rất cần thiết, giúp chúng ta tự mình khám phá và hòa nhập với cuộc sống.
      Tính tự chủ được thể hiện từ những việc nhỏ nhất. Đó là thái độ nhã nhặn khi bị người khác vô ý đụng phải, biết tự mình kiềm chế những ham muốn của bản thân hay đơn giản là giữ thái độ ôn hòa, từ tốn khi giao tiếp với người khác. Tự chủ trong những điều nhỏ như tự điều khiển hành vi thói quen sinh hoạt hằng ngày, ngữ điệu và lời nói sử dụng khi giao tiếp với bố mẹ, ông bà, hay tự giác hoàn thành công việc được giao,… sẽ tạo ra những thay đổi lớn lao trong cuộc sống của bạn. Bởi chỉ khi làm được những việc nhỏ, bạn mới có đủ khả năng để chinh phục những điều to lớn hơn trong cuộc sống!
      Tự chủ còn là sự độc lập trong tư duy, là giữ vững lập trường của bản thân và không để người khác chi phối. Giữ vững quan điểm và quyết tâm hành động theo chính kiến của bản thân là một trong những chìa khóa của thành công. Cuộc sống vô cùng phong phú, sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều và nếu bạn không học cách giữ vững quan điểm, bạn sẽ dễ dàng bị chi phối, bị phân tâm. Cuộc sống và kết quả công việc bản thân chúng ta sẽ thế nào khi chúng ta sống lệ thuộc vào suy nghĩ của người khác?
      Tự chủ trong suy nghĩ và hành động cũng là một cách để giúp tôi, giúp bạn, giúp chúng ta hiểu ra giá trị đích thực của bản thân và xây dựng một cuộc sống mà ta hằng mong muốn. Giả sử bạn là một người có năng khiếu về mỹ thuật và ước mơ trong tương lai là trở thành một họa sĩ thực thụ nhưng bố mẹ bạn lại hướng bạn theo học các khối tự nhiên với mong muốn sau này bạn sẽ có một cuộc sống no đủ và hạnh phúc (theo cái cách mà họ định nghĩa về chúng)? Nếu như bạn nghe theo lời bố mẹ bạn, học khối B để sau này trở thành một bác sĩ, chẳng hạn, thì liệu bạn có thể sống, học tập và nỗ lực hết mình trong khi đó không thực sự là điều bạn mong muốn? Nhiệt huyết sinh ra nỗ lực, và nếu thiếu nhiệt huyết, ta chẳng thể làm được điều gì to lớn, có ý nghĩa. Muốn có nhiệt huyết thì cần có đam mê, nhưng bạn lấy đâu ra đam mê để hành động khi chính mục tiêu hành động của bạn không thực sự là thứ bạn khát khao? Hơn ai khác, bạn là người hiểu rõ bản thân mình nhất. Cha mẹ bạn dù có yêu thương và quan tâm bạn đến mấy thì họ cũng không thể sống cuộc đời của bạn. Bạn là một cá thể mang những giá trị riêng biệt. Chỉ khi bạn thực sự làm chủ bản thân, bạn mới có thể xác định được những điều mình muốn làm và những điều mình nên làm, đồng thời có trách nhiệm với bản thân và hành động của chính mình. Tự chủ giúp bạn xác định rõ ràng hướng đi trong tương lai và vạch ra cho bạn một kế hoạch cụ thể để đạt được điều bạn mong muốn. Cha mẹ bạn cho bạn một cuộc đời, hãy làm chủ nó, hãy tạo ra những giá trị thực sự của riêng bạn, vì dù đúng dù sai thì bạn chỉ được sống một lần mà thôi!
      Tự chủ, từ một phẩm chất cần thiết của mỗi cá nhân nên được phát triển thành ý thức của mỗi tập thể, thậm chí cả cộng đồng. Mỗi người cần có tính tự chủ, đặc biệt là những học sinh trường THCS HXH chúng ta. Tính tự chủ của mỗi học sinh trường HXH sẽ phát triển thành ý thức tự chủ của tất cả những ai là học sinh dưới ngôi trường này. Khi mỗi chúng ta tiến bộ thì lớp chúng ta, trường chúng ta cũng đồng thời tiến bộ và phát triển. Bởi giá trị của chúng ta là do chính chúng ta tạo nên. Giá trị của học sinh trường THCS HXH được tạo nên từ tinh thần tự chủ, tự lập, sáng tạo, ham học hỏi của mỗi cá nhân ở đây và lưu giữ lại thành truyền thống đáng tự hào. Giá trị của trường THCS HXH là do thầy trò từng thế hệ nối tiếp đã dày công vun đắp. Chúng ta - thế hệ học sinh tiếp theo, phải biết kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống của nhà trường, để xây dựng trường THCS HXH ngày càng vững mạnh, là một trong những trường dẫn đầu trong dạy và học của toàn tỉnh Hà Tĩnh.
      Tinh thần, ý thức tự chủ trong mỗi chúng ta là cơ sở để hình thành ý thức tự chủ trong cộng đồng, và to lớn hơn là ý thức tự chủ của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh ý thức tự chủ đã giúp dân tộc Việt Nam dựng nước và giữ nước ra sao. Trong bối cảnh thế giới phẳng, văn hóa dân tộc, chủ quyền quốc gia luôn đối mặt với những nguy cơ từ bên ngoài như hiện nay thì rất cần ý thức tự chủ, tự cường dân tộc để bảo vệ và xây dựng nước nhà, những mong “sánh vai với các cường quốc năm châu”!
      Trong Lời nói đầu của cuốn La Sơn phu tử, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã viết: “Trong cơn dông tố, gốc cây đại thụ đứng im. Giữa dòng nước cuốn, cột đá chân cầu không chuyển; đó là đặc tính chắc rắn của gốc cây, cột đá”. Và đó là tính tự chủ. Mỗi chúng ta hãy phát huy tính tự chủ theo cách tích cực nhất để phát triển toàn diện nhân cách đạo đức học sinh. Nhưng, nên nhớ, tự chủ không phải là cứ khăng khăng làm mọi chuyện theo ý mình. Điều đó khiến bạn trở thành một con người độc đoán và cố chấp, khiến các quyết định của bạn trở nên chủ quan và cảm tính. Có người nói rằng: “Rất nhiều người có được lời khuyên, nhưng chỉ người sáng suốt mới thu được lợi từ nó”. Không nên làm một kẻ phụ thuộc vào suy nghĩ của người khác nhưng ta phải luôn ý thức được về quyết định của bản thân, tiếp thu những ý kiến đóng góp nhưng rất cần giữ được lập trường của mình

Tác giả bài viết: Phan Minh Ánh - 9A

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay44,115
  • Tháng hiện tại1,328,310
  • Tổng lượt truy cập39,799,457
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây