Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Học lịch sử tại Khu di tích Trần Phú

Thứ năm - 01/08/2019 22:15
Để nâng cao chất lượng dạy học và tạo hứng thú cho học sinh học môn lịch sử, sáng ngày 12/04/2019, tại khu mộ – khu lưu niệm đồng chí cố Tổng Bí thư Trần Phú, tổ Văn – Sử - GDCD – Mỉ thuật của trường THCS Hoàng Xuân Hãn đã thực hiện bài học lịch sử tại Khu di tích Trần Phú
Để nâng cao chất lượng dạy học và tạo hứng thú cho học sinh học môn lịch sử, sáng ngày 12/04/2019, tại khu mộ – khu lưu niệm đồng chí cố Tổng Bí thư Trần Phú, tổ  Văn – Sử  - GDCD – Mỉ thuật của trường THCS Hoàng Xuân Hãn đã thực hiện bài học lịch sử tại Khu di tích Trần Phú
      Tham gia buổi học là học sinh lớp 8A và 8B, cùng các thầy cô giáo trong tổ Văn – Sử  - GDCD – Mỉ thuật của trường THCS Hoàng Xuân Hãn do thầy giáo Nguyễn Thanh Truyền – Phó Hiệu trưởng Nhà trường dẫn đầu. Buổi học được bắt đầu bằng không khí trang nghiêm, tất cả học sinh đã dâng hương trước anh linh cố Tổng Bí thư Trần Phú, để tỏ lòng thành kính, tri ân và ngưỡng mộ ý chí cách mạng của người. “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.
      Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú được công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngày 11/6/1992, nhưng tại đây, các hoạt động về bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích đã có từ năm 1977. Quần thể khu di tích được chia làm 3 phần bao gồm: nhà thờ, nhà trưng bày và khu mộ.
      Nhà thờ tiểu chi họ Trần (chi thứ 2) nguyên là ngôi nhà dân dụng cụ Trần Viết Tân - cố nội đồng chí Trần Phú được xây dựng năm 1862. Ngôi nhà được gìn giữ và tu bổ làm di tích lưu niệm Trần Phú, nơi thờ tự vong linh đồng chí Trần Phú và vong linh tổ tiên họ Trần.
      Nhà trưng bày với hơn 200 hiện vật, những kỉ vật về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Trần Phú. Thân phụ của đồng chí Trần Phú là cụ Trần Văn Phổ - quê ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh và thân mẫu là bà Hoàng Thị Cát, quê ở xã Dương Châu, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tuy vậy, đồng chí Trần Phú lại được sinh ra tại phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi thân sinh ông làm giáo thụ vào năm 1904. Lên 10 tuổi đồng chí đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống trong những năm tháng gian khổ để học tập. Muà thu 1918, đồng chí Trần Phú bước chân vào trường Quốc Học Huế. Tháng 9 năm 1922, sau khi thi đỗ Thành Chung, Trần Phú về dạy học ở trường Cao Xuân Dục thành phố Vinh. Năm 1926, đồng chí là một trong những thành viên của Hội Hưng Nam sang Quảng Châu tìm gặp Nguyễn Ái Quốc, được dự lớp huấn luyện chính trị và gia nhập Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Đầu năm 1927, Trần Phú học tại trường Đại học Phương Đông ở Maxcơva. Lãnh tụ Nguyễn Ái quốc đã gửi thư tới chi bộ Đảng của trường giới thiệu đồng chí Trần Phú làm bí thư chi bộ nhóm học sinh sinh viên Việt Nam. Năm 1928 đồng chí tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VI. Năm 1930, sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông, đồng chí từ Matxcơva qua Bỉ, Đức, Pháp rồi bí mật về tới Sài Gòn vào ngày 8/2/1930 mang theo kiến thức của một nhà lí luận. Tháng 7 năm 1930, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung Ương Đảng lâm thời, đồng thời được phân công dự thảo luận cương chính trị của Đảng. Tháng 10/1930 tại Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng đồng chí đã trình bày bản Luận cương chính trị, được Hội nghị thảo luận nhất trí thông qua. Tuổi 26 đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng, sau đó vào Sài Gòn tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Giữa lúc phong trào đang lên, thì đồng chí bị bắt, bị địch tra tấn dã man và bệnh tật ngày càng nặng, đồng chí đã từ trần vào tuổi 27 (năm 1931). Trần Phú hy sinh để lại tấm gương sáng chói về lòng yêu nước, trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, chí khí kiên cường, tinh thần học tập sáng tạo, lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.
      Phần mộ đồng chí Trần Phú được đặt trên ngọn núi Quần Hội thuộc thôn Châu Linh, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, là nơi an táng đồng chí Trần Phú cùng thân phụ, thân mẫu, em trai Trần Ngọc Danh. Phía trước là dòng sông Ngàn Sâu và bến Tam Soa chảy quanh như  ôm lấy ngọn núi, xa xa là dãi Thiên Nhẫn, hai bên tả hữu đều có núi bao bọc tạo nên một địa thế rất đẹp.
      Buổi dạy học trải nghiệm lịch sử trên quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú đã cho thấy những ưu thế của việc dạy học gắn với di sản. Đây là hoạt động góp phần giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp vì lợi ích của toàn xã hội.

Một số hình ảnh


                                         BGH cùng học sinh dâng hương




    Cô giáo Phan Thị Quỳnh Giang giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Trần Phú


                                               Giới thiệu Khu mộ Trần Phú


                                             Cô giáo Đặng Thị Trâm giới thiệu về
                 quá trình học tập và hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú


                         Giới thiệu về Khu lưu niệm đồng chí Trần Phú

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập387
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm384
  • Hôm nay89,278
  • Tháng hiện tại1,625,143
  • Tổng lượt truy cập40,096,290
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây