Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Kết mới của truyện Thạch Sanh trong ngôi kể Lý Thông

Thứ tư - 31/07/2019 22:56
Tôi bỗng run lên vì sung sướng khi Thạch Sanh lại bên tôi vuốt bờm, cầm yên cương và nhảy phốc lên lưng tôi. Bình tĩnh nào Lý Thông, hãy hí một tiếng thật dài ...


                                    Nguyễn Nữ Ngọc Mai - 6A (Tác giả bài viết)

      ...Sau khi bị Thạch Sanh đuổi đi, vào một đêm mưa to gió lớn sấm chớp xé màn đêm mẹ con tôi đang co ro trong một cái miếu hoang bỗng một giọng nói vang vọng:
      - Ta là thiên thần do Ngọc Hoàng sai xuống bảo với mẹ con ngươi rằng: tuy Thạch Sanh đã tha cho mẹ con ngươi nhưng tội của ngươi quá nặng không thể làm kiếp con người nữa, ta hóa kiếp cho mẹ con người biến thành con bọ hung suốt ngày làm việc biến những cái bẩn thỉu, thối rữa thành những thứ giúp ích cho con người.
      Thiên thần vừa nói xong mẹ con tôi nhìn nhau ngơ ngác trong hình hài con bọ hung. Và từ đó mẹ con tôi chui rúc ở những nơi bẩn thỉu , cực khổ lao động hàng ngày để sửa chữa những lỗi lầm mẹ con tôi đã gây ra cho Thạch Sanh. Một bữa mẹ con tôi gắng làm cho xong việc thì trời đã vào đêm. Thương mẹ vì tôi mà ra nông nỗi này tôi ôm mẹ mà khóc, rồi hai mẹ con dìu nhau về hang. Đang mò mẫm trong bóng tối thì đột nhiên không gian trước hiện ra một vầng hào quang và ngay tức khắc một vị thần xuất hiện và cất giọng:
      - Tên Lý Thông nghe chiếu chỉ của Ngọc Hoàng! Bấy nay, mẹ con ngươi đã chăm chỉ làm lụng, biết ăn năn hối cải nên Ngọc Hoàng cho tên Lý Thông làm ngựa trung thành phục vụ cho triều đình bảo vệ vương quốc; còn mụ hàng rượu - mẹ ngươi cho làm trâu, ban cho người chăn ngựa để cày bừa. Dù là trâu, ngựa nhưng mẹ con ngươi vẫn có thể ở gần nhau. Hai ngươi mau cảm tạ ân đức của Ngọc Hoàng!
      Nghe vậy, hai mẹ con ngẩng đầu hướng về ánh hào quang cảm tạ. Vầng hào quang biến mất cũng là lúc tôi thấy quanh mình lính tráng đi lại rầm rập, rồi người ta đóng móng, đóng yên cương, chải bờm cho tôi. Tôi cố quay đầu đưa mắt tìm mẹ tôi nhưng không thấy.
      - Đến giờ rồi, xuất qu...â...n!
      Tiếng sao mà quen? Chưa kịp định thần thì trước mắt tôi một vị tướng oai phong đang  nói với nàng công chúa kiều diễm:
      - Nàng yên tâm ta sẽ đuổi quân mười tám nước chư hầu ra khỏi bờ cõi và bình yên trở về cùng nàng. Nơi mũi tên hòn đạn nàng đừng theo ta...Hãy đợi ta ngày trở về!
      Thạch Sanh! Đúng là Thạch Sanh rồi! Chao ôi, con ngựa nào được ra trận cùng Thạch Sanh đây? Tôi bỗng run lên vì sung sướng khi Thạch Sanh lại bên tôi vuốt bờm, cầm yên cương và nhảy phốc lên lưng tôi. Bình tĩnh nào Lý Thông, hãy  hí một tiếng thật dài ...
      Trước mặt tôi quân giặc đông như kiến, cờ bay rợp trời, binh khí ken giày, tướng giặc mặt đằng đằng sát khí...Thạch Sanh ơi làm sao mà địch nổi đây? Tôi mất mạng thì không lo, nhưng còn vương quốc, còn em và công chúa? Sao em bình tĩnh quá vậy Thạch Sanh ơi? Chưa dứt suy nghĩ thì tôi thấy Thạch Sanh bình thản đưa cây đàn ra gãy. Tiếng đàn vừa cất lên quân địch bủn rủn tay chân, rơi hết giáo mác, cung tên quỳ xuống xin đầu hàng. Thạch Sanh chấp nhận và rút ra một cái niêu cơm nhỏ xíu và nói: "Hỡi quân giặc, các người cậy đông hiếp yếu, lấy thế mười tám nước   đòi san bằng một nước nhỏ bé như nước ta, các người đông thật, mạnh thật nhưng bây giờ các ngươi đã đầu hàng, ta không tính chuyện ân oán nữa, ta không muốn đổ máu, anh em binh lính cũng là con người và đã quá cực khổ . Vì thế, trước khi các ngươi trở về nhà, ta mời các ngươi một bữa cơm nhé!". Quân lính giặc nghe và thấy chiếc niêu bé tí tẹo thế thì cười khinh bỉ nhưng nào ngờ niêu cơm cứ xúc hết lại đầy, quân giặc ăn no nê rồi mà niêu cơm vẫn đầy. Hàng vạn quân lính như thế  mà một niêu cơm nhỏ cũng ăn không hết. Cảm phục trước lòng bao dung, độ lượng của Thạch Sanh và sức mạnh vô biên trong người bình dị này, mười tám nước thuần phục và cuốn cờ rút quân ra khỏi biên ải.
      Thạch Sanh cùng đoàn quân về hoàng cung trong khúc ca khải hoàn. ..

Tác giả bài viết: Nguyễn Nữ Ngọc Mai - 6A

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập248
  • Hôm nay68,832
  • Tháng hiện tại1,566,085
  • Tổng lượt truy cập40,037,232
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây