Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện.

Xem tiếp...

Cuộc tương ngộ của hai tấm lòng biết yêu thương

Thứ tư - 31/07/2019 05:39
BBT giới thiệu cùng bạn đọc: Bài dự thi "Bình ca dao" của thầy giáo Nguyễn Thanh Truyền - Chuyên viên Phòng GD-ĐT Đức Thọ đạt giải ba ở cuộc thi Bình ca dao mừng TGTT tròn 11.

Cuộc tương ngộ

của hai tấm lòng biết yêu thương

( Bài dự thi Bình ca dao Tạp chí TGTT năm 2005 đạt giải Ba )

Ra về anh có dặn rằng

Đâu hơn em kết đâu bằng đợi anh.

       Câu ca dao mười bốn chữ rất đỗi quen thuộc và tường minh này mới lướt qua tưởng không có gì sâu sắc để thẩm bình cả. Thế nhưng đọc lại suy ngẫm… ta mới ngộ ra rằng nó đúng là văn chương là nghệ thuật ngôn từ đích thực. Là nghệ thuật ngôn từ không phải bởi ngôn từ được lựa chọn gọt giũa trau chuốt mà bởi mười bốn chữ bình thường ấy đã được tổ chức một cách đặc biệt để trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh với chiều sâu nội dung không dễ gì thấu hết!

           Tôi đã đối chiếu câu ca dao trên (tạm gọi bản a.) với một dị bản (bản b.) do bà ngoại tôi đọc cho nghe cách đây khá lâu. Đấy là lời hát tiễn trong cuộc hát giao duyên: Ra về anh dặn em rằngNơi hơn em lấy nơi bằng chờ anh. Theo đó câu ca là lời chàng trai trực tiếp bày tỏ tâm tư với cô gái – anh dặn em rằng – lúc hai người tạm biệt nhau. Còn theo bản TGTT mời bốn phương cùng bình (bản a.) thì lời dặn dò của chàng trai lại được trích dẫn gián tiếp – anh có dặn – và chủ thể trữ tình ở đây là cô gái. Như vậy điểm khác biệt giữa bản a. và bản b. không phải chỉ ở ngôn từ mà từ sự khác biệt ngôn từ đã tạo nên sự khác biệt về ý tứ. Sự so sánh chỉ để tham khảo không ngờ đã giúp ta tìm ra chìa khoá để tiếp cận khám phá thưởng thức nội dung trữ tình của câu ca dao trên.

       Thoạt đều ta cứ ngỡ toàn bộ thông điệp của người xưa được tập trung gửi gắm vào trong câu tám - phần lời thể hiện tình cảm thái độ của người con trai: Đâu hơn em kết đâu bằng đợi anh. Kì thực nội dung trữ tình của câu ca dao này chính là dòng tâm trạng của cô gái bao gồm những suy nghĩ tình cảm thái độ của cô đối với lời dặn dò của chàng trai và đối với bản thân chàng trai ấy. Chẳng phải câu sáu Ra về anh có dặn rằng đã bộc lộ rất rõ tâm sự của người con gái đó sao? Lúc này thời khắc họ tiễn biệt nhau lưu luyến xúc động đã trở thành quá khứ sóng lòng đã lắng lại bớt xốn xang và họ có dịp nghĩ nhiều nghĩ sâu hơn về nhau. Nhịp thơ chậm đều của câu sáu đã diễn tả chính xác cái không khí sâu lắng ấy! Có chia ly thì dĩ nhiên đã có lần gặp gỡ khi chia ly mà ngời đi còn dặn lại thì chắc chắn mối quan hệ kia đã rất sâu nặng thân tình. Ta không rõ họ đã nói gì với nhau chàng trai đã nói những gì nhưng qua lời độc thoại của cô gái Ra về anh có dặn rằng chứng tỏ cô gái nghĩ nhiều về chàng trai và những gì chàng nói và đặc biệt ấn tượng về một lời dặn có vẻ bất thường của chàng: Đâu hơn em kết đâu bằng đợi anh. Thường khi giã biệt người ta hay dặn nhau hãy bền lòng chờ đợi: Chanh chua chớ phụ ngọt bòng chớ tham hay Yêu nhau giữ lấy lời nguyền (Ca dao) … bời người ta nhân danh tình yêu nói lên sự ích kỉ cao cả muôn đời vốn chưa dễ ai chiều cho ai (Truyện Kiều); và bởi người ta sợ sự thay đổi. Cô gái trong câu ca dao này đã lưu tâm đến lời dặn của chàng trai chứng tỏ cô rất tinh tế và sâu sắc khi nhận diện người yêu mình qua ngôn ngữ thái độ. Với lời dặn Đâu hơn em kết đâu bằng đợi anh chàng trai đã trao quyền chủ động quyết định tương lai mối tình của họ cho cô gái. Anh không chỉ có một ứng xử rất đẹp thể hiện lòng vị tha cao cả không cố níu giữ ràng buộc người mình yêu mà đáng chú ý hơn qua ứng xử đó anh còn cho thấy một niềm khao khát gắn bó cháy bỏng tâm hồn. Khi xa nhau có thể em sẽ gặp người hơn anh được vậy em hãy cùng người xe tơ kết tóc; có thể em sẽ gặp người bằng anh nếu vậy hãy đợi anh về nhé! Dù anh có đi xa thì lòng anh vẫn chỉ có em thôi nhất định vì em anh sẽ trở về anh muốn em luôn nhớ nên dặn như thế! Đằng sau lời dặn ấy của chàng trai là một con ngời khiêm tốn biết người biết ta và rất tự tin vào tình cảm của mình. Chắc cô gái đã cảm nhận thấu suốt tình cảm ấy con người ấy đặng trao trọn tình yêu và niềm tin. Cô biết sẽ chẳng có đâu hơn cũng chẳng có đâu bằng anh được trong tình cảm và suy nghĩ của cô anh đã thành duy nhất không thể so sánh nữa rồi! Yêu là không so sánh nữa (Danh ngôn)! Dòng tâm trạng của cô gái đưa ta đến với hình dung của một thái độ sống thuỷ chung như nhất: Một lòng chỉ quyết lấy anhOng bay bướm lượn chung quanh mặc trời (Ca dao)…

       Ngẫm về câu ca dao tôi cứ tự hỏi: Nhờ cô gái nhạy cảm tinh tế và sâu sắc hay tại con tim chân tình của chàng trai kia đã tìm đúng địa chỉ tâm hồn? Viễn ảnh viên mãn của mối tình này là sự kết hợp của cả hai điều đó chăng? Quả là như thế thật!

 

                                                                  Tác giả:  NGUYỄN THANH TRUYỀN

-----------

* Đưa lên blog bài viết này trong giai đoạn Bà ngoại đang rất yếu. Nhớ bà quá!

* Nói thêm:

    - Nhan đề bài này mượn ý tưởng của tác giả Vũ Dương Quỹ trong bài viết về Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân mang tên Cuộc tương ngộ của những tấm lòng trong thiên hạ trong sách Những nhân vật - Những cuộc đời Nxb GD H. 1995.

    - Bài đăng ở Tạp chí Thế giới trong ta số 241/ tháng 9/2005.

    - Ở cuộc thi Bình ca dao mừng TGTT tròn 11 tuổi này bài viết trên xếp thứ 3 trong 3 giải Ba sau tác giả Trần Hoàng Thiên Kim và Phan Sĩ Quán. Giải Nhất thuộc về tác giả Bùi Văn Thành (Bộ GD&ĐT) giải Nhì tác giả Ngọc Hồ (Tc Cộng sản). Kết quả đăng trên số 249 tháng 01/2006.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm242
  • Hôm nay97,509
  • Tháng hiện tại1,528,536
  • Tổng lượt truy cập42,100,609
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây