Bình bài thơ "Tan vỡ" của Dư Thị Hoàn

Thứ tư - 31/07/2019 05:38
Tan vỡ kết cấu kiểu ngầm chứa sự tương phản được viết như đuổi theo cảm xúc đến cao trào rồi đột ngột kết lại để tứ thơ phát sáng.
DƯ THỊ HOÀN
 

Mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ
Bút viết xong không đậy nắp bao giờ
Ôi anh yêu lơ đãng đến là
Con nai rừng của em...
 


Tất cả rồi sẽ qua đi qua đi
Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng
Nếu không có một lần...
Một lần như đêm nay
Sau phút giây
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài lại khuy áo ngực cho em.
 
      Tôi hình dung bài thơ trước mặt mình đây như những dòng tốc kí trên mảnh giấy xé vội mà người con gái để lại cho người con trai khi quyết định cắt đứt mối quan hệ tình cảm giữa hai người. Bởi hai lí do: về nội dung bài thơ là lát cắt tâm trạng nóng hổi; về hình thức bài thơ rất ngắn và dấu câu rất được tiết kiệm. Tốc kí nhưng Tan vỡ của Dư Thị Hoàn đủ sức găm được vào trái tim người đọc.
      Bản tốc kí được chia tách thành hai đoạn với hai biểu hiện tâm lí gần như đối lập. Qua những cảm xúc trực tiếp của chủ thể bài thơ kể cho chúng ta một chuyện tình. Đoạn đầu là những hồi tưởng về quá khứ: Mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ/ Bút viết xong không đậy nắp bao giờ. Người con gái đã rất tinh tế nhận ra đặc điểm của người mình yêu. Sự lơ đãng đó được cô xem như một điều cố hữu và có thể bỏ qua. Đàn ông vốn giản đơn ít để tâm đến những việc nhỏ cũng là chuyện thường tình. Và với cái nhìn của người trong cuộc thì đặc điểm đó còn được xem như một biểu hiện hồn nhiên đáng yêu: Ôi anh yêu lơ đãng đến là/ Con nai rừng của em. Đó là những hồi tưởng đẹp vẫn còn nguyên sự trìu mến nâng niu. Nhưng nó đẹp mà mong manh và chống chênh vui mà chơi vơi hụt hẫng vì đã là quá khứ.
      Trong trái tim bao dung của người con gái biết hi sinh trân trọng tình yêu thì Tất cả rồi sẽ qua đi qua đi/ Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng. Tuy nhiên khi điều mà mọi người vẫn nghĩ là kết quả tất yếu của tình yêu chân chính ấy được nói đến thì hẳn cuộc tình này đang có dấu hiệu bất trắc. Nhịp của hai câu thơ mở đầu đoạn hai này chậm rãi với thái độ điềm tĩnh đầy vẻ chiêm nghiệm của chủ thể trữ tình. Và những dòng tốc kí bỗng ngập ngừng chữ một lần được láy lại: Nếu không có một lần/ Một lần như đêm nay... Thơ ngắt dòng theo sự nghẹn ngào của cảm xúc: Sau phút giây/ Êm đềm trên ghế đá/ Anh không cài lại khuy áo ngực cho em. Dòng thơ cuối bật lên uất nghẹn mà dứt khoát đớn đau mà quyết liệt. Một điều rất khó nói nhưng nó buộc phải được nói ra bởi đó là vết nứt hiện hữu không thể hàn gắn. Sau phút giây êm đềm là sự hờ hững đến vô tâm không thể gọi đó là sự lơ đãng đáng yêu nữa mà hoàn toàn ngược lại. Đó là một biểu hiện không còn tình yêu chỉ còn là dục vọng tầm thường. Không nhiều lời sự nhạy cảm nữ tính đã giúp chủ thể trữ tình ý thức được sự tan vỡ; không thể chờ cho lòng mình tan nát chị quyết dứt bỏ. Người xưa dùng những hình ảnh ước lệ như bình rơi trâm gãy mây tạnh mưa tan sen rũ trong ao liễu tàn trước gió ( Truyền kì mạn lục Nguyễn Dữ) để nói về sự tan vỡ còn Dư Thị Hoàn thì dùng một chi tiết thực đến trần trụi: Anh không cài lại khuy áo ngực cho em. Người phụ nữ trong Tan vỡ không chỉ dám yêu mà còn dám từ bỏ tình yêu khi nóp không còn xứng đáng để gìn giữ.
      Tan vỡ kết cấu kiểu ngầm chứa sự tương phản được viết như đuổi theo cảm xúc đến cao trào rồi đột ngột kết lại để tứ thơ phát sáng. Một bài thơ tình buồn tiềm ẩn nhiều ý nghĩa sâu sắc và ám ảnh. Tình yêu phải xuất phát từ trái tim mỗi người yêu nhau đều phải biết chăm chút trân trọng nó. Tôi chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Hoàng Sơn: Tình yêu không một nửa bao giờ... Quả vậy!

Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Truyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập110
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay41,236
  • Tháng hiện tại738,165
  • Tổng lượt truy cập29,263,539
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây