Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện.

Xem tiếp...

Dượng Thuyết làm thơ...

Thứ bảy - 27/07/2019 21:31
Năng khiếu - Hoàng Xuân Hãn Đức Thọ là nơi lưu giữ rất nhiều kí ức đẹp, cũng là nơi khởi đầu của những mối quan hệ nghĩa tình gắn bó bền lâu. Một trong những nghĩa tình cao đẹp đó là nghĩa tình cậu - dượng. Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của cậu Vinh về dượng Thuyết.
Tôi biết anh Phan Thuyết từ rất lâu rồi, kể từ khi mấy đứa con anh học trường tôi. Các cháu ngoan, hiền và đều học rất giỏi. Biết anh từ đó nhưng thân quen và trở thành thân thiết thì phải từ khi vợ anh - cô Nhung, một giáo viên Văn được về dạy tại trường tôi, trường Năng khiếu Đức Thọ. Từ khi vợ về công tác trường tôi, anh chăm đến trường hơn và chúng tôi gặp nhau thường xuyên hơn. Việc gặp gỡ thường xuyên có nhiều lí do trong đó có lí do là thuở ấy trường tôi có hội dượng rất mạnh, nào là dượng Tài, dượng Phùng, dượng Khoa, dượng Phương, dượng Hải (Nhàn), dượng Tùng, dượng Thuận, dượng Hùng (Sâm), dượng Gia, dượng Thái,.v.v. với những mối quan hệ thân tình như thế chúng tôi thân thiết với nhau hơn. Phải nói anh Thuyết không hay uống rượu nhưng uống rượu rất hay. Ấn tượng nhất của những cuộc rượu vui vẻ đó là khi đã ngà ngà anh thường đọc thơ. Việc này nhiều lần làm cho tôi bất ngờ. Tôi là một giáo viên dạy Văn, thi thoảng có làm thơ. Thấy rằng: Giọng đọc thơ của anh thật truyền cảm, ám ảnh. Điều nữa những bài thơ anh thuộc là những bài thơ rất hay mà số phận của những bài thơ đó khi mới ra đời không mấy suôn sẻ. Ví như: “Dặn con” của Thạch Quỳ, “Bên mộ cụ Nguyễn Du” của Vương Trọng, “Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi” của Việt Phương. Một kĩ sư thuỷ lợi mà thuộc làu và rất thích những bài thơ đó làm cho tôi thêm nể phục anh. Thường sau khi đọc những bài thơ anh thích, anh đọc những bài thơ ngắn của anh viết trong những lúc xuống thăm mương máng thuỷ lợi nội đồng hoặc những lúc anh có chuyện buồn. Chuyện buồn thì cuộc đời ai mà chẳng có nhưng với anh những chuyện buồn đó nhiều khi chỉ có gửi vào thơ mà thôi. Ai đó nói gửi buồn vào thơ vừa kín đáo, lâu bền lại vừa vợi đi nỗi buồn. Có lẽ trường hợp anh Thuyết cũng vậy, và tôi cũng vậy. Ấn tượng thứ hai là cách mời rượu của anh. Hầu hết những cuộc rượu đều ở nhà anh. Anh không thích xô bồ nên rất ít khi uống rượu ở quán xá. Tôi nhớ mỗi cuộc rượu ở nhà anh, từ khi chào ra về đến khi ra đến cổng phải 3 đến 4 chén nữa mới về hẳn được. Bởi anh có một cách mời rượu mà không ai có thể từ chối được. Thứ nhất là chén rất nhỏ (hạt mít), thứ hai là anh không ép ai cả. Anh nói cứ rót cho đẹp đội hình các thầy không uống được cứ rót sang đây bác gánh cho. Rượu thì ngon mồi nhiều do vợ anh làm lại rất ngon, nói nhẹ nhàng như thế, thì ai mà không uống, ai mà dám rót vào cho bác gánh cơ chứ!

      Cuộc sống đang yên đang lành như vậy rồi gia đình anh gặp những chuyện không may. Vợ anh xin nghỉ hưu trước tuổi và gia đình chuyển về Thành phố Hà Tĩnh. Kể từ đó những cuộc rượu với các dượng vơi dần vì không có những thủ lĩnh tập hợp đội ngũ các dượng. Từ dạo anh về thành phố, rồi nghỉ hưu thỉnh thoảng trường tôi có sự kiện gì đều có mặt vợ chồng anh và có dịp đi công việc ở thành phố chúng tôi lại ghé thăm gia đình anh...

      Ai đó nói “xa mặt thì cách lòng” nhưng giữa chúng tôi với gia đình anh Thuyết hay nói gọn hơn là giữa gia đình tôi và gia đình anh Thuyết thì không như vậy. Chúng tôi hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau hơn, thương nhớ nhau hơn từ sự xa cách ấy.

      Rồi một sáng đang họp ở huyện, nghe điện thoại của anh, anh nói vừa có 2 cuốn sách hồi ức về một thời oanh liệt của Thuỷ nông Linh Cảm, và sẽ gửi cho tôi. Tôi nói là sắp tới vào thành phố sẽ ghé nhà anh và nhận sách luôn. Không ngờ hai hôm sau anh gửi phát nhanh qua đường bưu điện. Đọc hai tập hồi kí của anh ai có thể bất ngờ riêng tôi không hề bất ngờ khi anh Thuyết làm thơ chân dung về đồng nghiệp của mình một cách chân thực sinh động như thế. Con người anh là con người của thơ, của văn chương. Bởi anh luôn sống tử tế, sống bằng nội tâm sâu thẳm của mình. Đọc xong hai tập sách của anh, gặp các đồng nghiệp Năng Khiếu Đức Thọ mà nay là THCS Hoàng Xuân Hãn tôi đều nói: Dạo này dượng Thuyết chồng cô Nhung làm thơ nhiều lắm...

Tác giả bài viết: Dương Thế Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay97,509
  • Tháng hiện tại1,528,830
  • Tổng lượt truy cập42,100,903
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây