Hoàng Xuân Hãn là một học giả, là một nhà văn hóa là một bác học trên nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên – khoa học xã hội và nhân văn –khoa học kĩ thuật. Có thể nói, giáo sư Hoàng Xuân Hãn là một nhà khoa học bách khoa, là một trí thức Việt sáng rực nhất trên đất Pháp không chỉ thế, Người còn là một minh chứng sáng nhất của “ thế chân kiềng” khoa học – giáo dục – văn hóa. Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên.Cái Tầm và cái Tâm giáo dục của Giáo sư mãi là một bài học quý cho những người làm giáo dục Việt Nam hôm qua , hôm nay và mai sau. Những năm 1943 để thực hiện “ diệt giặc dốt” ,phong trào học chữ Quốc ngữ theo phương pháp mới do Giáo sư biên soạn đạt hiệu quả cao. Cách dạy này rất vui, giúp người học dễ nhớ: thí dụ dạy các chữ cái O, Ô, Ơ là : O tròn như quả trứng gà, Ô thời đội nón, Ơ thời thêm râu; hay dạy các thanh điệu thì: Huyền ngang, sắc dọc, nặng tròn/ Hỏi khom lưmg đứng, ngã buồn nằm ngang.
Có thể nói, cuộc đời giáo sư Hoàng Xuân Hãn gắn bó với “chữ Bính” bởi những bước ngoặt sự nghiệp giáo dục và khoa học thường hái quả vào những năm Bính: Năm Bính Dần ( 1926), ông đậu bằng Thành Chung rồi ra Hà Nội học ở trường Bưởi; năm Bính Tý ( 1936) giáo sư trở thành Thạc sĩ Toán học và kết hôn với cô gái Hà Nội Nguyễn Thị Bính; Năm Bính Tuất ( 1946),giáo sư soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên ,ông được bầu làm Bộ trưởng Giáo dục trong Chính phủ do Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Cuối cùng giáo sư cũng chọn năm Bính Tý ( 1996) để tạm dừng đời mình ở cõi tạm nhưng hồn vía, thân thế và sự ngiệp của Giáo sư còn sống mãi với dân tộc và nhân loại. Học giả Hoàng Xuân Hãn mất mới đó mà đã hai mươi năm ( ngày 10/3/ 1996 tại Pháp) lúc ông tròn 88 tuổi. Thi hài Giáo sư được hỏa táng tại Nghĩa trang Thiền viện Trúc Lâm, một phần đưa về táng tại quê nhà ở khu lăng mộ Đông các Hoàng Trừng theo ý nguyện của Ông: Thân gửi xứ người nương cửa Phật/ Hồn về đất Việt viếng quê nhà.
Những năm 1995 - 1996, bậc THCS thế hệ chúng tôi xóa bỏ mô hình trường chuyên lớp chọn nên trường Năng khiếu huyện tôi đổi tên là trường THCS Hoàng Xuân Hãn…Chúng tôi thật vinh dự là thế hệ học sinh đầu tiên của trường THCS Hoàng Xuân Hãn được nối tiếp truyền thống vẻ vang và phát huy những thành tựu rực rỡ của trường Năng khiếu Đức Thọ. Những ngày cuối năm Bính Thân này tôi viết những dòng kí ức này như một nén hương lòng gửi tới Giáo sư Hoàng Xuân Hãn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam để tưởng nhớ hai mươi năm ngày mất và một trăm lẻ tám năm ngày sinh của Cố giáo sư Tâm –Tài vẹn toàn này