Bông hồng lặng lẽ
Khệnh khạng trên xe một người bước xuống
Đon đả chào mời khách mua hoa hồng thắm
Bàn tay già nâng niu những cánh hoa.
Tay bới hoa khách không nói một lời
Không biết mặt người đăm chiêu lo lắng
Trên những bông hoa giọt mồ hôi còn đọng
Phố huyện chiều rực rỡ màu hoa...
- Bó này bao nhiêu hở bà già ?
- Mười lăm ngàn - chú ơi rẻ lắm!
- Hai bó mười lăm ngàn được không thì bán?
Bà lão sững sờ nhìn hoa không nói được gì...
Vội vã xe đi để lại khói đen sì
Chiều cuối năm thầm thì cùng gió
Những bông hồng quên lời mặc cả
Lặng lẽ thơm đưa phố huyện vào chiều.
DƯƠNG THẾ VINH
Thơ Việt Nam sau 1975 hình thành một mảng thơ thế sự bộc lộ những cảm xúc những trăn trở suy tư của nhà thơ trước hiện trạng xã hội nhân thế. Vương Trọng có Bên mộ cụ Nguyễn Du Hai chị em Với đứa con ngoài giá thú... Trần Nhuận Minh có Dặn con... Phạm Thu Yến có Đàn bà ... Đặt trong hệ quy chiếu ấy bài thơ Bông hồng lặng lẽ của Dương Thế Vinh là một thành công đáng ghi nhận.
Như một mẩu truyện ngắn. Ta thấy ở đây có nhân vật có hành động có đối thoại... Thế nhưng chất liệu đời sống ấy đã không được hoài thai thành truyện mà nó lại thành thơ! Đây là thơ trữ tình thuật sự nhân vật trữ tình không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ mà đóng vai trò như một nhà quay phim rất trung thành với sự việc ghi lại những điều trông thấy. Lẩy ra khỏi nhịp sống ồn ã một cuộc mua bán tưởng rất bình thường Dương Thế Vinh có được một tứ thơ bất ngờ ấn tượng.
Đọc bài thơ tôi lưu ý tới mối tương quan sự chuyển vận của ba hình tượng xuất hiện từ đầu: vị khách sang người bán hoa và những bông hồng.
Toyota dừng lại bên đường
Khệnh khạng trên xe một người bước xuống
Đon đả chào mời khách mua hoa hồng thắm
Bàn tay già nâng niu những cánh hoa.
Đó là mối quan hệ giữa kẻ mua - người bán với thứ hàng hoá được đưa ra trao đổi. Có khách đến người bán đon đả chào mời - một cử chỉ hết sức lịch sự vừa thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng vừa trân trọng sản phẩm hàng hoá mình tạo nên. Nhưng đáp lại thiện chí của người bán là sự phớt lờ. Vị khách xộc thẳng vào hàng hoa bỏ qua lời chào mời của chủ nhân: Tay bới hoa khách không nói một lời. Trong lúc người bán đưa bàn tay chai sạn thô ráp già cỗi lam lũ của mình nâng niu những cánh hoa thì vị khách bước ra từ chiếc Toyota sang trọng bên đường kia ra lại thản nhiên đưa bàn tay thơm tho sạch sẽ của mình bới hoa... Rõ là hai ứng xử khác nhau trước cái đẹp - kết quả của lao động! Sự lệch pha bắt đầu phát lộ. Nghịch lí hiện ra. Hành động nâng niu tế nhị sang trọng bao nhiêu thì hành vi bới hoa lại trở nên thô lỗ phàm tục bấy nhiêu! Điều đó còn được chính vị khách kia khắc hoạ thêm bằng lời nói sỗ sàng trịch thượng: Bó này bao nhiêu hở bà già? Và cộc lốc nhát gừng: Hai bó mười lăm ngàn được không thì bán? Xen giữa hai câu hỏi ấy là lời thưa nhẹ nhàng nhũn nhặn của bà già bán hoa: Mười lăm ngàn - chú ơi rẻ lắm! Nhưng lời mặc cả đến mức đại hạ giá của vị khách sang đã khiến bà bất ngờ ngạc nhiên quá đỗi! Bà ngẩn ngơ cử chỉ và lời nói như tê liệt: Bà lão sững sờ nhìn hoa không nói được gì... Cuộc mua bán đã không thành. Trời đã về chiều bó mười lăm ngàn đã là rẻ lắm có nhiều nhặn gì đâu! Trên những bông hoa giọt mồ hôi còn đọng có được những bông hoa rực rỡ thật chẳng dễ dàng gì! Ta chợt nhận thấy bên trong bàn tay già nâng niu những cánh hoa kia ngoài sự trân trọng thành quả lao động còn ẩn chứa một nỗi niềm xa xót. Và như thế những bông hoa không còn là một thứ hàng hoá mà nó đã mang thân phận có linh hồn. Hồn hoa thể hiện ngay ở vẻ lặng lẽ của nó ở chỗ nó nằm ngoài sự tác động ảnh hưởng của cuộc mua bán bất thành kia: Những bông hồng quên lời mặc cả/ Lặng lẽ thơm đưa phố huyện vào chiều.
Cũng nên chú ý đến không gian và thời gian nghệ thuật của bài thơ. Phố huyện một không gian đô thị nhỏ hẹp là một thị trường những người trồng hoa không dễ làm ăn. Thơ Dương Thế Vinh cũng đã hơn một lần xuất hiện thời gian đầy ám ảnh chiều cuối năm. Đó không chỉ là thời khắc chuyển giao một ngày thường mà là mốc chuyển giao trọng đại. Còn phải bươn bả kiếm ăn bên đường hàng hoá còn ế ẩm ở thời điểm ấy có vất vả cực nhọc nào hơn?! Không gian thời gian này đã làm nền cho những tương phản nổi rõ: ứng xử của khách và chủ lam lũ và sang trọng lời mặc cả và sự lặng im hoa hồng thắm và khói đen sì... Để rồi trong chiều cuối năm thầm thì cùng gió vọng lên thông điệp đầy nhân văn: Mặc kệ sự định giá hồ đồ của những gã trọc phú những bông hoa của mồ hôi tâm huyết vẫn vẹn nguyên giá trị vẫn toả sắc hương cùng với thời gian như muôn đời nay vẫn thế!
Bông hồng lặng lẽ của Dương Thế Vinh là sự lên tiếng của niềm cảm thông cảm thương với người lao động đồng thời cũng là sự lên tiếng của một trái tim hằng đau đáu vì số phận của cái Đẹp giữa cuộc đời!
(*) Nhà giáo - nhà thơ DƯƠNG THẾ VINH là hội viên Hội VHNT Hà Tĩnh. Ông đã xuất bản hai tập thơ: Lời tạ trái tim (Hội văn nghệ Hà Tĩnh - 1995) Lục bát tuổi 40 (Nxb Văn học - 2000). Thơ Dương Thế Vinh nặng lòng hoài niệm và không ít trăn trở suy tư trước những buồn vui của ngày thường. Hai dòng cảm hứng ấy rất dễ nhận thấy trong thơ ông và ở mỗi dòng đều có những thành công thú vị. Khi những hoài niệm về tình yêu bạn bè tuổi trẻ... khi những suy tư về nghề nghiệp về thế thái nhân tình... được đẩy đến tận cùng và gặp tứ thơ đắc địa thì cũng chính lúc đó ông có thơ hay. Không theo đuổi những cách tân hình thức uốn éo chữ nghĩa thơ Dương Thế Vinh nhìn chung giản dị hiền hoà như dòng La quê hương cứ lặng lẽ lắng phù sa vào tâm hồn bạn đọc.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Truyền
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn