Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Để gió cuốn đi …(Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn)

Thứ bảy - 27/07/2019 21:39
Đến ngày 1 tháng 4 năm 2008, Trịnh Công Sơn đi về cát bụi đã tròn bảy năm.Bảy năm qua với khoảng thời gian ấy chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn gia tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn để lại cho đời
Và cũng bảy năm qua chúng ta thấm thía nỗi đau, sự mất mát không thể bù đắp trước sự ra đi của Trịnh Công Sơn . Đối với âm nhạc, tôi là kẻ ngoại đạo song với niềm ngưỡng mộ ông sâu sắc, nhân bảy năm ngày mất của ông tôi có ý định nói chuyện với học trò về cuộc đời, ca từ trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn .Nhưng rồi trời mưa dự định đó không thực hiện được nên tôi ghi lại một chút cảm nhận  của mình về ông, xem như một nén hương lòng dâng lên hương hồn nhạc sĩ mà mình trân trọng, ngưỡng mộ .
      1. Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ thiên tài . Bằng chứng là hơn 600 ca khúc của ông đã đi vào trái tim của hàng triệu triệu người trên thế giới .Âm nhạc là ngôn ngữ không cần phiên dịch vì vậy trên trái đất này những ai trân trọng tình yêu và cảm thông thân phận con người đều yêu mến nhạc Trịnh Công Sơn . Điều nữa, trước năm 1975 Trịnh Công Sơn đã được giải Đĩa Vàng của Nhật Bản với bài “Ngủ đi con” trong ca khúc Da Vàng qua giọng hát của Khánh Ly; Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển bách khoa Pháp . Đặc biệt ngày 3/2/2004 tại trụ sở Liên Hợp Quốc đã công bố “Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới”, Trịnh Công Sơn là một trong sáu tên tuổi âm nhạc thế giới vinh dự được nhận giải thưởng danh giá này. Giải thưởng ghi nhận và suy tôn những con người đã đem âm nhạc của mình cống hiến cho cuộc đấu tranh vì hoà bình và nhân đạo trên thế giới .

      2. Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có nhân cách tuyệt vời. Yêu nước, đứng trên mọi định kiến, gọi kêu con người hãy yêu thương nhau: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”…dù là chỉ “ Để gió cuốn đi” … Trước 1975 Trịnh Công Sơn đã tự huỷ hoại sức khoẻ của mình để khỏi đi lính, sau 1975 Trịnh Công Sơn không đi ra nước ngoài định cư mà ở lại đồng cam cộng khổ với nhân dân và đất nước. Chính sự ở lại này mà Trịnh Công Sơn đã chịu bao hệ lụy. Nhiều người ở hải ngoại căm ghét Trịnh Công Sơn, còn chúng ta chưa thật hiểu Trịnh Công Sơn. Dẫu vậy ông luôn luôn tự nhủ “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”. Tự dặn lòng như vậy nhưng có lúc ca khúc của ông vẫn phải ngân lên những day dứt nao lòng : “Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi, đời như vô tận , một mình tôi về, một mình tôi về ... với tôi”.  Nghệ sĩ là người mẫn cảm hơn ai hết . Trịnh Công Sơn lặng lẽ, âm thầm sống, sáng tác giữa những bè bạn mến yêu ông, công chúng mến mộ ông.Cho dù cả cuộc đời không có một bến đậu nào cụ thể nhưng đời ông thật hạnh phúc khi được những phụ nữ đẹp, có học và tinh tế vây quanh. Một Khánh Ly- đưa âm nhạc của ông đến mọi phương trời và nguồn cảm hứng vô tận cho những ca khúc của ông; một Hồng Nhung đã từng làm xanh lại đời ông… Ngày ông mất hàng ngàn vòng hoa tiếc thương vĩnh biệt - đó là hạnh phúc nhất của ông. Thì ra ở đời hạnh phúc và niềm kính trọng không phải bao giờ cũng đồng hành với chức tước, tiền bạc và danh vọng.

      3. Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có ca từ tinh tế nhất : “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thưở mắt xanh xao”, đằm thắm nhất “nơi em về trời xanh không em, nơi em về ngày vui không em” ,triết lí nhân sinh nhiều nhất “ Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, ân nghĩa nhất “ mẹ là nước chứa chan, trôi giùm con phiền muộn” và day dứt nhiều nhất “ trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ, chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà” …Và còn rất nhiều những đặc sắc, diệu vợi khác của ca từ trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn mà ta không kể hết. Vì vậy âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã và sẽ đi vào trái tim con người và trú ngụ ở đó lâu bền nhất, khắc khoải nhất. Âm nhạc của ông sẽ là chốn nương tựa tinh thần cho con người những lúc cuộc đời gặp khốn khó, tai ương.

      4. Thế hệ  nhà giáo chúng ta phần đông có thiệt thòi lớn là không được bồi dưỡng, học tập về âm nhạc. Chúng ta hay phàn nàn học sinh bây giờ không được ngoan. Nguyên nhân có lẽ nhiều, trong đó có phần của việc giảng dạy và học tập môn âm nhạc chưa đến nơi đến chốn. Trong cuộc sống xô bồ của cơ chế thị trường hiện nay rất cần đến âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung. Nghệ thuật sẽ làm cân bằng lại tâm thế, tâm hồn  cho con người trong cuộc sống nhiều toan tính :
                         
       “ Sống trong đời sống
      Cần có một tấm lòng
      Để làm gì em biết không ?”

Tác giả bài viết: Dương Thế Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập278
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay56,576
  • Tháng hiện tại1,340,771
  • Tổng lượt truy cập39,811,918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây