Giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ...”

Giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ...”

BBT website giới thiệu cùng bạn đọc, bài giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh lịch sử cùng dân tộc” do em Trần Thị Phương Nhiên lớp 6C trình bày.

Xem tiếp...

Mùa quả thứ bảy

Thứ bảy - 27/07/2019 07:17
Nhận được tin cả 4 học sinh dự thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 1995-1996 đều đạt giải, Hiệu trưởng Bùi Xuân Vạn bảo cô văn thư ra quán lấy một chai rượi trắng và 1 bịch cá khô. Thoắt một cái đã hội đủ giáo viên vừa có học sinh tham gia "trận mạc" quốc gia về
Nhấp chén rượu nồng với vị cay của tương ớt, vị ngọt của cá khô, tôi chợt nghĩ: Trường năng khiếu Đức Thọ thấm thoắt mới đó mà đã mùa thứ bảy ...
 
DỰ ĐỊNH ĐẦU MÙA
          Dẫu biết số lượng và chất lượng học sinh giỏi không phải cứ năm sau là nhiều và cao hơn năm trước, nhưng quyết tâm và dự định thì bao giờ cũng phải ở tư thế đi lên. Năm học 1995-1996 lại là năm học có nhiều sự kiện trọng đại của ngành giáo dục cũng như của đất nước. Trường Năng khiếu Đức Thọ phải làm một cái gì đó để gây dấu ấn sâu sắc trong đời sống giáo dục huyện nhà. Rất bất ngờ, dự định đầu năm của trường gặp gỡ chỉ tiêu của phòng giáo dục100 học sinh giỏi tỉnh, 2 học sinh giỏi quốc gia, cố gắng giữ vị trí thứ 2 trong tỉnh. Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như trong sáng tác văn chương, nhiều khi giữa dự định và kết quả cách xa nhau vời vợi. Muốn rút ngắn khoảng cách đó phải có những giải pháp cụ thể, những nỗ lực phấn đấu của tất cả thành viên trong nhà trường với sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực của phòng giáo dục.
 
ĐỢT THI THỨ NHẤT: VUI BUỒN LẪN LỘN

          Đợt thi thứ nhất của năm học bao giờ cũng là mối lo lớn. Nếu đợt thi này thất bại, không những không có học sinh dự thi quốc gia mà còn là gánh nặng cho đợt thi thứ 2 trong việc bảo đảm đủ số lượng học sinh giỏi tỉnh. Kết quả thi đợt 1 của năm học 1995-1996, vui buồn lẫn lộn, trong 5 đội tuyển dự thi có 29 em đậu, con số này không thấp nhưng cũng không cao. Vị thứ của trường bị xếp xuống hàng thứ 5 trong tỉnh. Tuy vậy, trong 29 em này, có đến 8 em được gọi vào dự thi chọn đội tuyển quốc gia. Đây là một con số có ý nghĩa đặc biệt đối với một huyện. Trong số 8 em có giấy gọi dự thi, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ chọn 4 em vào dự thi. Kết quả 4 em Võ Sĩ Nam môn Toán 9, Trần Đức Hùng, Thái Sơn Quang môn Lý 9, Nguyễn Trung Hiếu môn Toán 5 đều lọt vào đội tuyển của tỉnh dự thi quốc gia.

ĐỢT THI THỨ 2: SỰ GẶP GỠ CỦA NIỀM VUI LỚN
 
          Nghĩ về học sinh giỏi tỉnh đợt 2 của trường tôi lại nhớ đến câu nói của Vích To Huy Gô, văn hào nước Pháp: "Không có vinh quang nào mua được bằng giá rẻ". Suốt 2 tháng trời thầy trò nỗ lực phấn đấu giảng dạy, bồi dưỡng, học tập với sự lãnh đạo sát sao của Phòng, ban giám hiệu. Kết quả 85 em đạt học sinh giỏi tỉnh, trong số này có nhiều em đạt giải cao, đặc biệt có Phan Đăng Khoa thủ khoa môn Toán lớp 7. Niềm vui nối tiếp niềm vui, 9 giờ 30 phút ngày 16-4-1996, sau khí có kết quả sơ bộ của thi tỉnh đợt hai, thì trường nhận được tin vui: 4 học sinh của trường dự thi quốc gia đều đạt giải: Võ Sỹ Nam, Trần Đức Hùng, Thái Sơn Quang, Nguyễn Trung Hiếu. Chất lượng đào tạo của trường Năng Khiếu Đức Thọ được khẳng định. Nhận được tin vui, chúng tôi báo ngay cho Trưởng phòng khi ông đang họp Ban tổ chức của huyện chuẩn bị đón danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Như vậy, 114 học sinh giỏi tỉnh, 4 học sinh giỏi quốc gia là thành tích có ý nghĩa thiết thực của giáo dục Đức Thọ chào đón huyện nhà vinh dự đón danh hiệu cao quý của Nhà nước. Thế là cuộc găp gỡ bất ngờ, 1 chai rượu trắng, 1 bịch cá khô mà vui hơn bất cứ cuộc liên hoan nào trong quảng đời cầm phấn của tôi...
 
THÀNH QUẢ NÀY KHÔNG CỦA RIÊNG AI

          Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường Nang khiếu Đức Thọ đã hội tụ đủ sự quan tâm và đóng góp thiết thực của lãnh đạo, cán bộ chuyên môn phòng đến Ban giám hiệu cũng như các giáo viên trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng với sự cộng hưởng tích cực của học trò Đức Thọ hiếu học. Công lao trước hết thuộc về Trưởng phòng Lương Xuân Cung. Từ ngày lên nhận chức đến nay, biểu đồ học sinh giỏi Đức Thọ luôn vạch một đường đi lên, và cho đến năm học 1995-1996 này có thể gọi là đã đạt đỉnh cao. Trong bữa tiệc chiêu đãi bất ngờ sáng 17-4-1996 tại trường chúng tôi, ông giải bày: "Hôm nay tôi vui mừng thật sự". Thú thực hơn 7 năm cộng sự dưới trướng của ông tôi chưa bao giờ thấy ông vui, dễ gần như thế. Tôi chưa bao giờ thấy ông hiểu, cảm thông, chia sẽ với những bận lòng của người giáo viên trường chuyên như hôm nay.

          Người thứ hai phải nhắc đến là Hiệu trưởng Bùi Xuân Vạn, "một người lo bằng kho người làm". Vốn là người tự tin, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh, thế nhưng có lúc Hiệu trưởng nao núng thật sự. Vì vậy hôm nay tôi thấu hiểu Bùi Xuân Vạn phấn khởi như thế nào? Đóng góp lớn nhất của Hiệu trưởng đã hiểu rõ năng lực đích thực của từng giáo viên để xếp họ vào bảng giá trị thích hợp. Sách lược chọn vào đội tuyển quốc gia được vận dụng sáng tạo bằng chiến thuật của Tôn Tuẫn đua ngựa với nhà vua đã đem lại hiệu quả to lớn. Điều lý thú là sách lược này Trưởng phòng Lương Xuân Cung cũng rất tâm đắc.
          "Thần thiêng cốt bộ hạ". Dân gian nói rất đúng. Trong lĩnh vực học sinh giỏi, câu này lại càng đúng. Nếu không có các cộng sự đắc lực, dốc lòng giảng dạy và bồi dưỡng, nếu không có các đồng nghiệp say mê, tận tụy, sáng tạo, trọng danh dự và sự nỗ lực của học sinh thì làm sao có được thành quả vẻ vang như hôm nay 

Tác giả bài viết: Dương Thế Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập517
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm516
  • Hôm nay74,977
  • Tháng hiện tại1,473,161
  • Tổng lượt truy cập42,045,234
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây