Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2024 - 2027

Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2024 - 2027

Chiều thứ Bảy, ngày 02 tháng 11 năm 2024, Chi bộ trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức Đại hội chi bộ nhiệm kì 2024 – 2027 với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, trí tuệ, kỉ cương và đoàn kết.

Xem tiếp...

Câu lạc bộ "Ngữ văn - Âm nhạc"

Thứ năm - 01/08/2019 20:09
Hòa chung không khí sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018)
Chiều thứ Năm, ngày 15/11/2018, trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức chuyên đề trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn bằng hình thức Câu lạc bộ Ngữ văn – Âm nhạc với chủ đề “Vẻ đẹp Người lính!”
       Về dự và cùng trải nghiệm với chương trình có thầy giáo Nguyễn Thế Việt - Phó Trưởng phòng GD – ĐT; đồng chí Nguyễn Quý Hưởng – Phó Bí thư huyện Đoàn Đức Thọ; Ban giám hiệu, Tổ trưởng, Tổ phó CM Ngữ văn các trường THCS trong toàn huyện, giáo viên giảng dạy Ngữ văn các trường THCS Yên Trấn, THCS Lê Hồng Phong, tất cả CBGVNV – HS trường THCS Hoàng Xuân Hãn.
 


      Tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm là hoạt động thường niên của trường THCS Hoàng Xuân Hãn suốt những năm qua. Những hoạt động mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc như thế này đã in dấu trong tâm trí nhiều thế hệ giáo viên và học sinh của trường.
      Với sự quan tâm của Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn cùng sự vào cuộc của các giáo viên có tâm huyết vì học trò, có trách nhiệm với môn học mình phụ trách, những năm qua học sinh trường Hoàng Xuân Hãn đã được hướng dẫn, được tạo điều kiện tham gia, tạo điều kiện thể hiện năng lực, hoàn thiện kĩ năng và phát huy năng khiếu của bản thân trong các hoạt động tập thể đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.


                              Thầy Nguyễn Thanh Truyền - Dẫn chương trình

      Hoạt động trải nghiệm bằng hình thức Câu lạc bộ năm nay với chủ để “Vẻ đẹp Người lính” qua hình thức sân khấu hóa và qua những tác phẩm âm nhạc cách mạng, chương trình được cấu trúc thành ba chương: Chương I: Chín năm làm một Điện Biên – tái hiện hình ảnh người lính thời kháng chiến chông thực dân Pháp. Chương II: Đường ra trận mùa này đẹp lắm – tái hiện hình ảnh người lính thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Chương III: Bắc Nam sum họp một nhà – gợi không khí đất nước sau mùa xuân 1975.
      Mở đầu chương trình là bài hát mang âm hưởng hùng ca có tên “Đường chúng ta đi” do thầy giáo Nguyễn Thanh Truyền, thầy Phạm Bá Tĩnh và thầy Nguyễn Như Sang thể hiện. Bài hát trong trẻo có tên “Màu áo chú bộ đội” do hai em học sinh thể hiện





      Chín năm làm một Điện Biên – tái hiện hình ảnh người lính thời kháng chiến chống thực dân Pháp thông qua hai tiểu phẩm “Chú bé liên lạc” và “Tình đồng chí”. Các hoạt cảnh được chuyển thể từ những ngữ liệu của bài thơ “Lượm” của Tố Hữu, tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán; các bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên…





      Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nhưng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ đất nước ta bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam lại đối mặt với những tên xâm lược mới đến từ Tây bán cầu là đế quốc Mỹ. Chiến tranh đã khiến cả dân tộc này đổ biết bao xương máu, bao gia đình bị chia cách, bao người con mất cha, bao mẹ già héo hon vì những đứa con của mình cầm súng ra đi rồi vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường ác liệt… Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, thi thoảng ngưng tiếng súng, người chiến sĩ có những ngày ghé thăm gia đình bất ngờ, cảm động. Những dịp như thế, có khi họ sẽ được gặp lại đứa con mà lúc họ ra đi nó còn đỏ hỏn, đứa con cách xa biền biệt cả chục năm trời…





      Tiểu phẩm “Ngày về” chuyển thể từ truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong cuộc kháng chiến trường kì dằng dặc “Lớp cha trước lớp con sau/ Đã thành đồng chí chung câu quân hành” thì những khoảnh khắc người lính từ chiến khu về thăm gia đình, thăm mẹ, thăm vợ, thăm con thực sự là những khoảnh khắc vô cùng quý giá. Những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy để lại biết bao ngậm ngùi, xa xót, thiết tha trong trái tim của những người thân và cả những người chứng kiến. Ngày về ngắn ngủi, Ngày đi biền biệt. Người lính lại chấp nhận xa cách để lên đường thực hiện nghĩa vụ và tình yêu cao cả thiêng liêng với Tổ quốc thân yêu. Họ đi, và rất có thể họ chẳng bao giờ trở về….







      Hoạt cảnh “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” - tái hiện hình ảnh người lính thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà thơ Tố Hữu từng viết “Trường Sơn đông nắng tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”; Anh hùng Lê Mã Lương từng có câu nói nổi tiếng “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”… Bởi vậy, với thế hệ thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, lý tưởng sống của họ gắn với con đường ra trận.





      Nói về Vẻ đẹp Người lính, chúng ta lại nhớ đến Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Người lính Cách mạng còn được gọi với cái tên thân thương trìu mến: Anh bộ đội Cụ Hồ. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dành trọn đời mình vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì khát vọng thống nhất và dựng xây nước nhà đàng hoàng, to đẹp. Sinh thời, Bác từng nói “Miền Nam luôn luôn ở trong trái tim tôi”, “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Nhưng khi Bắc Nam sum họp một nhà thì Người đã “lên đường theo tổ tiên”, liên đường đến với “thế giới người hiền” để lại muôn vàn tình thân yêu cho dân tộc: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền/ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Niềm thành kính sâu sắc tưởng nhớ Người anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh được gửi gắm qua ca khúc “Chúng con canh giấc ngủ của Người” do thầy Phạm Bá Tĩnh trình bày.



      Tiếp theo chương trình là tiết mục hát múa “Mùa xuân nho nhỏ”. Biến đau thương thành hành động, mỗi người con của dân tộc Việt Nam đều mang trong mình “chất lính”, mang trong mình khát vọng cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và dựng xây nước nhà, khát vọng thiết tha làm “Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời”. Cảm nhận Vẻ đẹp Người lính cũng là lúc chúng ta cảm nhận được một giá trị văn hóa rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Nét đẹp văn hóa này cần được giữ gìn và phát huy trong bối cảnh mới. Đó là trọng trách của những thế hệ có mặt hôm nay và những thế hệ mai sau.





      Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ với chủ để “Vẻ đẹp Người lính” đã để lại nhiều ấn tượng và sự cảm động sâu sắc trong lòng mọi người tham dự.


                                              Màn kết thúc chương trình

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập189
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm185
  • Hôm nay53,100
  • Tháng hiện tại729,261
  • Tổng lượt truy cập39,200,408
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây