Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2024 - 2027

Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2024 - 2027

Chiều thứ Bảy, ngày 02 tháng 11 năm 2024, Chi bộ trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức Đại hội chi bộ nhiệm kì 2024 – 2027 với tinh thần dân chủ, trách nhiệm, trí tuệ, kỉ cương và đoàn kết.

Xem tiếp...

Tiết chào cờ đầu tuần thứ 12 năm học 2018-2019

Thứ năm - 01/08/2019 20:22
Sáng thứ Hai, ngày 19/11/2018, toàn thể CBGV - HS trong toàn trường đã tham dự “Lễ chào cờ”. Đây là lễ chào cờ lần thứ 12 trong năm học 2018 – 2019
Trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo. Sáng nay, ngày 19/11/2018, toàn thể CBGV - HS trong toàn trường đã tham dự “Lễ chào cờ” và sinh hoạt chào mừng Kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2018)
      Sau các nghi lễ chào cờ, thầy giáo Nguyễn Thanh Truyền – Phó hiệu trưởng nhà trường đã ôn lại truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam. Cách đây 36 năm theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo đề nghị của BGD và Công đoàn GD VN, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra QĐ số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 là ngày “Nhà giáo Việt Nam”. Ngay sau khi Quyết định trên ra đời, ngày “Nhà giáo Việt Nam” đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Từ đó đến nay ngày “Nhà giáo Việt Nam” đã trở thành ngày kỉ niệm của cả nước. Là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với ngành GD & ĐT và đối với những người làm công tác giáo dục, khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo.
      Sự tôn vinh người thầy nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. “Tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lý. Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” có từ rất lâu, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, vua là trên hết, và người thầy xếp sau vua nhưng trước cha mẹ. Chúng ta thường nghe nói “Quân – Sư – Phụ” là thế. Những câu tục ngữ, ca dao truyền miệng từ xưa đến nay mà mọi người đều thấy quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Trọng thầy mới được làm thầy”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” cũng thể hiện được truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
      Nhân dịp Kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Nhà trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng. Đây chính là sự khích lệ lớn lao giúp thầy và trò nhà trường tiếp tục đam mê, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển.


                                     Trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì

      ''Mặt trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Nhưng ánh sáng người thầy không bao giờ tắt''. Tiếp theo chương trình em Nguyễn Thị Thúy Hiền thuyết trình về chủ đề “Ánh sáng người thầy”



      Kết thúc chương trình là các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam do tập thể học sinh lớp 7C thể hiện. Đây là món quà tinh thần đầy ý nghĩa gửi tới các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Mở đầu là tiết mục múa “Cò lả”, ca khúc “Thầy cô là tất cả”; Hoạt cảnh và bài hát “Người thầy”


                                                        Múa "Cò lả"





                                                Ca khúc "Thầy cô là tất cả"


                                              Hoạt cảnh "Người thầy"


                                               Ca khúc "Người thầy"

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm211
  • Hôm nay53,100
  • Tháng hiện tại729,373
  • Tổng lượt truy cập39,200,520
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây